Văn hoá ẩm thực Ma Cao cũng phản ánh sâu sắc sự ảnh hưởng hai nền ẩm thực lớn trên thế giới. Vì vậy, những món ăn nơi đây luôn làm du khách bốn phương mến mộ. Thực đơn các bữa ăn không thiếu hương vị tinh tế của Trung Quốc cũng như màu sắc hiện đại của Bồ Đào Nha.
II. Các món ăn vặt nổi tiếng tại Hà Nội
Bánh mì được quết bơ và mật ong từ trước, khách gọi đến đâu chủ quán nướng đến đó. Đặc điểm của bơ là nhanh cháy, nên chỉ cần đảo qua đảo lại đã vàng ruộm. Bạn có thể dễ dàng làm món này tại nhà để ăn sáng. Mật ong dùng để nướng tốt nhất là mật ong rừng nguyên chất, mật ong rừng cho vị thơm nồng, ngon và bổ dưỡng hơn mật ong nuôi.
Quán bánh mỳ nướng mật ong 137 Đặng Tiến Đông, mở từ 1997 đến nay vẫn được giới trẻ bình chọn là một trong địa điểm bán món này ngon nhất Hà Nội.
Tên bánh được gọi chệch từ chữ "phu thê", một thứ bánh đặc sản độc đáo nổi tiếng xuất xứ từ làng Ðình Bảng (huyện Tiên Sơn – tỉnh Bắc Ninh) quê hương của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Cũng là bánh phu thê, nhưng ở phố Hàng Than (Hà Nội) cách làm bánh xu xê với chất bột và công thức thì lại hoàn toàn khác, vỏ bánh được làm từ bột lọc. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn xào với đường kính, cùi dừa nạo chỉ và mứt sen trần, rắc thêm vừng ở trên. Bánh được gói bằng ny lon, nhìn chiếc bánh bóc ra trong suốt, mịn màng như màu hổ phách. Hương thơm của bánh cộng với vị béo của đậu xanh, dừa, mứt sen, hương bưởi... khiến chỉ nhìn thôi cũng thấy thích, chưa nếm đã thèm, nếm rồi thì nhớ mãi không quên.
Chiếc bánh phu thê bé nhỏ nhưng chứa đựng ý nghĩa cầu chúc may mắn, hạnh phúc, bạn có thể tìm món bánh đặc biệt này tại phố Hàng Than.
Bánh khúc hay xôi khúc, xôi cúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường được làm vào mùa rau khúc – dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
Ở Hà Nội, bánh thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao “Xôi nóng bánh khúc đê, xôi nóng bánh khúc nào…” hay “Ai bánh khúc nóng đây!” cùng rất nhiều cách rao khác nhau với một âm điệu rất đặc biệt trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội.
Nhắc đến bánh trái ở Hà Nội mà thiếu đi bánh giò thì thật là thiếu sót. Cái thứ bánh bình dân, giá cũng bình dân, hàng quán cũng bình dân nốt như món bánh giò này vậy mà được lòng không biết bao nhiêu du khách bốn phương. Sáng ăn sáng, chiều chiều về lại thành món quà chiều cho ấm bụng, một tuần mấy ngày ăn bánh giò cũng được.
Bánh giò luôn phải nóng hổi, là sự kết hợp rất hoàn hảo giữa lớp vỏ bánh làm từ bột gạo cùng phần nhân thịt xay đầy đặn và mộc nhĩ. Bánh giò thường được ăn kèm thêm với giò chả, tương ớt. Một số nơi có bán cả dưa chuột muối để ăn kèm.
Một số quán bánh giò nổi tiếng Hà Nội:
Món chè lam giản dị nhưng nồng ấm tình người xứ Đoài không chỉ là một món ăn ngon mà còn là đặc sản Hà Nội để biếu tặng cực kỳ ý nghĩa. Bánh chè lam được người thợ chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc gắn bó với cuộc sống nông nghiệp như bột nếp, đường kính, mạch nha, cùng chút gừng và lạc rang để tăng thêm hương vị. Ăn chè lam nên thưởng thức cùng một chén trà ấm nóng để có thể cảm nhận hơn hương vị nếp cái hoa vàng hòa quyện cùng vị gừng cay sâu nặng, bùi bùi của lạc rang cũng như cảm nhận được hồn quê hương ấm áp trong món quà bình dị này.
Một số địa chỉ mua chè lam ngon để bạn tham khảo:
- Làng Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội
- Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Bánh có hương vị ngai ngái nồng nồng nhưng khi chấm cùng mật ong, mật mía thì có vị ngọt thanh khiết, càng ăn càng thấy ngon. Bóc lớp lá ngoài cùng, bánh tro như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó. Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết sự hòa quyện ngọt mát hấp dẫn này.
Để ăn bánh tro ngon ở Hà Nội bạn có thể ghé Chợ Hôm – Phố Huế.
Bánh đúc dẻo quánh, chìm trong lớp nước chan trong vắt, đậm đà. Nhân bánh đúc gồm thịt băm xào cùng mộc nhĩ, chút rau mùi thái nhỏ, hành phi thơm nức mũi. Ăn lúc còn nóng hôi hổi vào tầm chiều chiều thì quả là tuyệt cú mèo. Địa điểm khá nổi tiếng cho món bánh đúc nóng là quán bánh đúc Lê Ngọc Hân, nằm khuất trong một con ngõ ở đầu phố Lê Ngọc Hân.
Nói tới bánh giầy người ta sẽ nghĩ ngay tới bánh giầy Quán Gánh ngon nức tiếng xa gần. Làng Quán Gánh nằm ở Thường Tín, Hà Nội, đi ngang qua quốc lộ 1A không khó nhận ra khi đến phố Quán Gánh với từng dãy dài hàng bán bánh giầy được gói bằng lá chuối xếp ngay ngắn và đều tăm tắp. Những vị khách qua đường đều ưa thích dừng lại phố Quán Gánh ăn vài chiếc bánh, uống vài chén trà rồi mua bánh mang về cho người thân. Đó dường như là một nét văn hoá truyền thống của khách du lịch khi đi ngang qua phố bánh giầy nổi tiếng.
Bánh giầy ở đây thơm dẻo mùi xôi nếp, có vị ngọt của đậu và vị ngon của thịt ướp gia vị làm nên mùi vị bánh giầy mà chỉ Quán Gánh mới có. Lúc tờ mờ sáng, làng Quán Gánh đã vang lên tiếng chày giã gạo đều đều chuẩn bị làm bánh giầy phục vụ cho khách.
Bánh cốm thường là một lễ vật không thể thiếu trong những đám hỏi xứ Kinh kỳ. Mỗi chiếc bánh mỏng, dẹt, có thể nhìn rõ cả lớp đậu xanh vàng óng trong nhân bánh. Lớp cốm dẻo mịn, màu xanh ngả vàng tự nhiên. Lớp cốm dẻo quánh dậy mùi thơm của hạt cốm tươi, chút nhân đậu xanh, mứt bí ngọt ngào níu người ăn.
Các thương hiệu bánh cốm nổi tiếng ở Hà Nội: Bánh cốm An Ninh (43 Hàng Than), Nguyên Ninh (11 Hàng Than), Nguyên Hưng (79 Hàng Than).
Dù Hà Nội có hàng trăm, hàng ngàn quán chè, nhưng khi thèm ăn một cốc chè bưởi đơn giản, chỉ gồm chè và cốt dừa mà vẫn ngon đến tận miếng cuối cùng thì quán chè nhỏ nằm ở đầu một con ngõ trên đường Hai Bà Trưng, đoạn đối diện với Câu lạc bộ Mỹ là điểm đến được nhiều người lựa chọn
Chè ở đây rất thanh cảnh, cốc nhỏ, các cô bán hàng làm cũng chậm rãi tạo cho người ăn đúng cái cảm giác thưởng thức chứ không phải ăn cho no, ăn lấy số lượng. Chậm chậm ăn, bạn sẽ cảm nhận được cái bùi của đỗ, cái giòn thơm của cốt dừa, cái ngọt vừa phải của chè tan ra, mát lừ nơi cuống họng.
Chè Thái ở Nam Đồng từ lâu đã là "chốn quen" của nhiều người "sành ăn" thủ đô. Quán bán nhiều loại chè gồm chuối, bưởi, ngô cốm, hạt lựu nhưng hot nhất vẫn là chè Thái.
Chè Thái ở đây rất hút khách bởi công thức nấu chè vừa phải, không quá ngọt lại mát lịm. Một bát chè thái đơn thuần gồm bánh lọt xanh đặc trưng, thêm một chút thạch màu đỏ, một chút chân trâu trắng, chan thêm nước cốt dừa mà ăn chẳng chê được vào đâu.
Thêm một địa chỉ đỏ cho những tín đồ yêu chè, đó là quán chè ở Đội Cấn (gần ngã ba Đội Cấn - Giang Văn Minh). Với thâm niên hàng chục năm, chè Đội Cấn nổi tiếng nhờ công thức làm chè rất riêng. Chè Thái ở đây k màu mè, chỉ đơn giản với nước cốt dừa và bánh lọt xanh nhưng vô cùng thơm ngon nhờ những nguyên liệu tự làm từ thiên nhiên rất cẩn thận và an toàn.
Xôi chè ngon nhất là món xôi chè nấu theo kiểu truyền thống mà bất cứ ai một lần thưởng thức qua, cũng sẽ luôn nhớ hương vị của nó.
Chè được làm từ nguyên liệu đậm chất Bắc như đỗ xanh, đỗ đen, hạt sen. Xôi được đồ rất dẻo, thơm, có màu vàng thật ngon mắt không nát, không dính bết cũng chẳng rời rạc, ăn miếng nào là thấy chất lượng miếng đó.
Quán xôi chè nổi tiếng gần 1 thế kỷ ở đất kinh kì: Quán xôi chè Bà Thìn phố Hàng Bồ.
Tào phớ ở Hà Nội thường được bán rong; hình ảnh người bán hàng gánh một đầu là thùng tào phớ, đầu kia là một chạn nhỏ rong ruổi khắp các con đường, miệng rao ” Ai…phớơơ đây” trở nên quen thuộc tại thành phố này. Tuy nhiên thời gian gần đây gánh hàng thường được thay thế bằng chiếc xe đạp cũng với “thiết kế” riêng để chở được hết đồ dùng.
Hoa quả dầm là một trong những món ăn vặt nổi tiếng rất được giới trẻ yêu thích. Để ăn Hoa quả dầm ở Hà Nội bạn có thể đến phố Phố Tô Tịch.
Nói đến sữa chua là những món sữa chua được làm theo phương thức truyền thống. Sữa chua được làm nhiều hương vị khác nhau như cam, dừa, dâu, bạc hà ..
Một số quán sữa chua ngon ở Hà Nội:
- Sữa chua ông già tóc bạc 31 Lò Đúc
Bên cạnh món caramen truyền thống hiện nay caramen còn được biến tấu rất “quyến rũ” khi có độ béo ngậy của trứng gà với sữa, quyện cùng hương cà phê thơm đắng rất vừa phải khiến người ăn có khả năng húp xì xụp đĩa chỉ trong một phút là sạch bách.
Bởi vậy, khi kết hợp thêm với hoa quả, trân châu, cốt dừa… các món caramen biến tấu càng trở nên hấp dẫn.
Một số quán caramen cực hấp dẫn đất Hà Thành:
- Caramen Hàng Than. địa chỉ 29 Hàng Than, Hà Nội.
- Caramen Nguyễn Thượng Hiền. Địa chỉ: số 13 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội.
- Caramen Nguyễn Công Trứ. Thế giới chè – caramen, số 37H2 tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.
Kem Tràng Tiền là thương hiệu đã có tuổi đời hơn 100 năm ở đất Hà Thành. Kem ở đây thật sự ngon vượt trội, mà giá chỉ từ 10 nghìn đồng. Kem lâu tan, ít đường nhưng nhiều sữa nên rất béo ngậy. Kem mịn tan chảy trên đầu lười, chịn phục mọi vị giác dù là khó tính nhất. Ngoài ra, kem Thủy Tạ và kem Hồ Tây cũng là những nhãn hàng có uy tín bao đời nay ở Hà Nội.
Là món ngon ăn chơi yêu thích của người Hà Nội. Vị ngọt đậm đà, chút cay cay của thịt bò khô kết hợp với đu đủ giòn giòn đã tạo nên món ngon Hà Nội hấp dẫn.
Một số quán Nộm nổi tiếng Hà Nội
- Nộm Long Vi Dung phố Hồ Hoàn Kiếm
Hương vị độc đáo của chả cốm đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho nét tài hoa ẩm thực đất kinh thành. Chả cốm dùng nóng vẫn còn giòn hạt cốm bên ngoài, bên trong hạt cốm thơm dẻo, vị chả béo tạo nên hương vị đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Bạn có thể dùng chả cốm với cơm hoặc với bún đậu đều rất ngon.
Chả cốm có bán nhiều ở các chợ Hà Nội. Nhưng chả ngon có nhiều người nhắc đến là chả cốm làng vòng, chả cốm chợ Khương Thượng.
Người Hà Nội thường đúc chả rươi với trứng gà, thịt lợn xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cho vừa đủ rồi chiên vàng lên. Chả rươi chín dậy lên mùi thơm, hương vị chả rươi quyện cùng vỏ quýt không thể lẫn vào đâu được.
Nếu muốn thưởng thức món chả rươi, bạn có thể ghé qua những con phố cổ như Gia Ngư, Chả Cá, Hàng Bè… Chả rươi ăn kèm với bún và rau sống, tương tự như món bún chả Hà Nội.
Lòng nướng phố Gầm Cầu từ lâu đã là địa chỉ ưa thích của thực khách bốn phương khi tới Hà Nội. Ở đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm…
Các nhà hàng ở đây thường tẩm mật ong trước khi nướng nên miếng lòng, dạ dày có màu nâu óng ả. Lòng nướng chấm tương ớt pha loãng. Những miếng lòng, dạ dày sần sật, giòn giòn có thêm vị cay cay, là món ăn chơi rất thú vị.
Chỉ với 6 đến 7 ngàn đồng là bạn đã mua được một chiếc bánh rán mặn với vỏ mỏng, giòn, nhân thịt, miến, mộc nhĩ vô cùng chất lượng. Và chỉ cần 20 đến 30 ngàn là bạn đã có một bữa quà siêu ngon trong những ngày mát trời.
Một số hàng bánh rán nổi tiếng Hà Nội:
- Bánh rán mặn Lạc Long Quân (ngõ 314 Lạc Long Quân)
- Bánh rán mặn Nhà Chung (đoạn giao với Tràng Thi)
- Bánh rán mặn ngõ chợ Đồng Xuân
- Quán gốc đa phố Lý Quốc Sư (quá vỉa hè dưới gốc đa)
Nem được lăn qua một lớp bột mỳ rán làm hai lần để có độ giòn. Cảm giác giòn tan, béo ngậy của lớp vỏ nhưng vẫn giữ được hương vị miếng nem chua bên trong hòa quyện trong vị cay cay của tương ớt cũng làm say lòng biết bao người.
Một số quán nem chua rán nổi tiếng Hà Nội:
- Nem chua rán Ngõ Tạm Thương, Hàng Bông.
Giống như nem chua rán, nem chua nướng cũng đã len lỏi vào đời sống người Hà Nội từ lâu. Nem chua nướng ăn nóng hổi, ăn ít ngấy hơn nem chua rán.
Một số quán nem chua nướng nổi tiếng Hà Nội:
Nem tai là một món cuốn đơn giản, nhưng lại khá được ưa chuộng, vừa giòn giòn với tai lợn, vừa thơm bùi lại đậm đà vị thính, vừa tươi mát nhờ các loại rau và vị ngòn ngọt, cay cay từ nước chấm. Quán nem tai Bà Hồng nổi tiếng Hà Nội có 2 địa chỉ tại 37 Phố Hàng Thùng và Cầu Giấy.
Lạc rang gia truyền "chính hiệu" là lạc rang "Cụ Vân" ở số 176 Bà Triệu. Theo người cháu nội cụ Vân cho biết, cả phố để "Bà Vân" hay "cô Vân" là không đúng, thương hiệu "Cụ Vân" mới chính xác và đã được đăng kí bản quyền.
Lạc rang húng lìu cụ Vân phố Bà Triệu nổi tiếng bởi cách chế biến tỉ mỉ, những hạt lạc mẩy đều được trồng trên đất cát pha lấy từ Bắc Giang, Nghệ An về. Các công đoạn chế biến đều được làm bằng tay, để giữ hương vị hoàn hảo nhất gia vị húng lìu cũng được nhà cụ Vân tự tay làm.
Nhắc đến Bia Hà Nội mọi người luôn nghĩ ngay đến bia hơi Hà Nội. Bia hơi Hà nội đã trở thành một đặc sản, một “thương hiệu” của Hà Nội từ hơn nửa thế kỷ qua. Hương vị bia hơi thơm mát, đăng đắng, uống từng ngụm từng ngụm để cảm nhận được hết hương vị Hà thành.
Ngoài ra uống bia ở Hà Nội có thể đến Phố Tạ Hiện. Bia Tạ Hiện không phải là loại bia hảo hạng hay có vị quá đặc biệt nhưng xen lẫn với vị đăng đắng ngọt ngọt của bia là chút vị riêng của văn hóa vỉa hè Hà Nội.