Đi Du Học Có Cần Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không Ạ Không

Đi Du Học Có Cần Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không Ạ Không

Thưa Luật sư, em sinh năm năm 2003 sắp tới em có dự định đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Theo em tìm hiểu thì xuất khẩu lao động hiện tại không nằm trong hạn mục được tạm hoãn gọi nhập ngũ hiện nay. Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào trong trường hợp này. Có cách nào để em có thể tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự được không? Xin cảm ơn Luật sư ạ.

Công dân đã sang Nhật XKLĐ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Cũng như bạn, thì nhiều lao động thắc mắc rằng sau khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về nước thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?

Khi bạn đi Nhật về nước mà vẫn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (18 – 27 tuổi) thì chắc chắn bạn sẽ phải đi nghĩa vụ còn nếu đã quá tuổi đi thì sẽ không phải nghĩa vụ nữa.

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vân đề “Đi xuất khẩu lao động có phải đi nghĩa vụ quân sự không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty; Thủ tục đăng ký làm lại giấy khai sinh… Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý.

Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, bạn không thuộc các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, bạn có thể tạm hoãn nếu như bạn là lao động chính trong gia đình mà phải trực tiếp nuôi dưỡng những người không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Do đó, nếu muốn hoãn, bạn cần có chứng cứ rằng mẹ bạn và vợ bạn không còn khả năng lao động, nếu không có căn cứ nào thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không được tạm hoãn.

Căn cứ theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thì việc bạn đang niềng răng không phải là lí do bạn có thể hoãn đi nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì khi bạn niềng răng vẫn đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hạ sĩ quan,  chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn được hưởng BHXH một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH: Mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Nểu sau khi xuất ngũ mà được thanh toán tiền BHXH một lần thì khoảng thời gian đó không được cộng vào thời gian tham gia BHXH.Nếu xuất ngũ mà không hưởng trợ cấp BHXH một lần thì thời gian đóng BHXH được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

(PLO)- Theo quy định, đi du học vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi về nước.

Con tôi đang đi du học ở nước ngoài, xin hỏi có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Luật sư Đào Thị Bích Liên, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời:

Tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Riêng trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự không quy định đối tượng miễn nghĩa vụ quân sự là học sinh đã tốt nghiệp trong độ tuổi đang du học nước ngoài. Nên theo quy định vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi về nước.

Đi XKLĐ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định của pháp luật nghĩa vụ quân sự, những trường hợp được tạm hoãn, được miễn gọi nhập ngũ sẽ không phải thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. Cụ thể, điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.”

Đối với công dân chưa đi ra nước ngoài và đang trong quá trình làm thủ tục XKLĐ

Theo như quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc công dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài không nằm trong các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, thường thì những ứng viên xuất khẩu lao động đã đỗ đơn đi Nhật làm việc thì sẽ không phải nhập ngũ.

Các trường hợp đã đỗ đơn xuất khẩu lao động Nhật Bản, đang học tiếng Nhật ở trung tâm chờ xuất cảnh sang làm việc tại Nhật sẽ được trung tâm hỗ trợ. Nếu có giấy gọi đi khám sức khỏe để nhập ngũ, công ty/trung tâm sẽ cung cấp cho thực tập sinh, người lao động giấy tờ cần thiết, xác nhận bạn đang được đào tạo để xuất khẩu lao động. Từ đó, bạn có thể được miễn trừ đi nhập ngũ.

Ai phải tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Căn cứ khoản 2, điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Việc tham gia nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà nhận được giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự thì bạn phải chấp hành.

Hiện nay theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, bạn đang trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và nếu như bạn không thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật thì bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.