"Sau 16 năm, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống phức tạp với tổng chiều dài 20.000 km. Các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần bị 'sốc' và gọi đây là trận đồ bát quái", trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kể về tuyến đường huyền thoại độc nhất vô nhị trên thế giới.> Ảnh Đường Trường Sơn trong 16 năm kháng chiến
I. Vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng
Trong quá trình vận động, thái cực phân ra Hai nghi gọi là Nghi Âm và nghi Dương hay còn là khí Âm biểu thị bằng nét đứt , khí Dương biểu thị bằng nét liền . Hai khí Âm Dương hoàn toàn không tách rời nhau mà chuyển hoá, tác động qua lại, lên xuống. Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm. Hai Nghi sinh bốn Tượng thể hiện quá trình tuần hoàn của vũ trụ Thành, Thịnh, Suy, Huỷ hay Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng tạo thành 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Phục hy căn cứ vào hà đồ và lạc thư mà bức tranh bát quái được hiển thị lên. Đến thời Chu Văn Vương căn cứ vào âm dương biến hóa mà biến thành chu dịch.
Vô cực là một loại cổ đại triết học tư tưởng được xem là trạng thái cư bản nhất của tự nhiên, vạn vật đều bắt nguồn từ hư vô. Trong khoa học phương tây vô cực có thể hiểu là thời điểm nguyên sơ, hư vô, chưa có gì cả. Còn trong ngành phong thủy, “Vô” có nghĩa là không, ý chỉ trạng thái trống rỗng, không có gì cả. Biểu tượng Vô Cực trong phong thủy là một vòng tròn rỗng.
khái niệm về vô cực, thái cực trong phong thủy
Thái Cực được sinh ra từ Vô Cực, từ hư vô tạo ra hữu hình. Có thể hiểu đơn giản, Thái Cực là trạng thái có vật chất, tương ứng với thời điểm vũ trụ mới hình thành
Tiếp theo Thái Cực là Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi bao gồm 2 thể Âm và Dương. Âm tượng trưng cho những bóng tối, màu đen, lạnh, trũng thấp, màn đêm, mặt trăng, mùa đông… Còn Dương tượng trưng cho ánh sáng, màu trắng, đỏ, nóng, vùng nổi cao, ban ngày, mặt trời, mùa hạ….Chúng luôn bảo trì cân đối và không thể tách rời nhau. Một khi hai thể này không thể đạt được trạng thái cân bằng hoặc bị tách rời đều là sẽ mang đến trạng thái không tốt cho môi trường và con người.
khái niệm về lưỡng nghi trong phong thủy
Tứ Tượng là thành phần cuối cùng được sinh ra từ Lưỡng Nghi. Tứ Tượng bao gồm 2 phần là thái dương và thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Trong đó, Âm là đen, Dương là trắng. Phần đen lớn là Thái Âm, phần đen nhỏ là Thiếu Âm, tương tự với phần màu trắng lớn và nhỏ là Thái Dương và Thiếu Dương.
Trong phần màu đen lớn có phần trắng nhỏ, trong phần màu trắng lớn có phần màu đen nhỏ, tượng trưng cho quan niệm phong thủy “Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Hay nói, Âm Dương không chỉ cân bằng mà còn có sự tương hòa lại không đồng nhất. Giống như con người, không ai hoàn toàn xấu cũng chẳng ai hoàn toàn tốt.
Tổng kết lại một cách dễ hiểu thì, Vô cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng. Và dưới Tứ Tượng chính là Bát Quái. Bát quái chính là phạm trù nghiên cứu phổ biến của phong thủy hiện đại.
Câu chuyện của ông là một ví dụ kinh điển về Giấc mơ Mỹ, từ tuổi thơ khiêm nhường xuất thân từ gia đình di dân vươn lên các địa vị danh giá trong các viện nghiên cứu và các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ cùng danh tiếng là một trong những nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại được trọng vọng nhất của nước Mỹ.
Sau ngày ông Leslie H. Gelb qua đời hôm 31/8/2019, một số bằng hữu và đồng nghiệp cũ của ông đã chia sẻ suy nghĩ với VOA về di sản và con người ông, đặc biệt là về ảnh hưởng của ông.
Gelb, mà bạn bè và đồng nghiệp hay gọi là "Les," từ trần ở thành phố New York, thọ 82 tuổi.
Cáo phó của ông nêu chi tiết thành tựu sự nghiệp bao gồm học vị tiến sĩ từ Đại học Harvard, quá trình phụng sự của ông tại Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, sự đóng góp của ông như một ngòi bút bình luận đầy ảnh hưởng của tờ New York Times và chục năm cống hiến tại một trong những viện nghiên cứu uy tín nhất của Mỹ: Hội đồng Đối ngoại.
Ít người biết rằng ông Gelb xuất thân từ một gia đình di dân. Cha mẹ ông làm việc bảy ngày một tuần để duy trì một tiệm tạp hóa nhỏ của gia đình. Họ không bao giờ đọc báo và Kinh Thánh là một trong hai quyển sách mà họ sở hữu.
"Cha mẹ tôi là di dân thoạt đầu là từ Hungary, nhưng khi họ ra đi, nó là Cộng hòa Czech, ngày nay nó là Ukraine," ông Gelb từng nói về quê cha đất tổ trong một cuộc phỏng vấn trước đây. Ông mô tả thị trấn Mukachevo là "một tài sản nhỏ ở vùng viễn đông của đế chế Austro-Hungary sát với dãy núi Carpathian."
Ông từng cho biết cha mẹ ông là "những di dân ít học, chỉ học hết lớp 5," tới Mỹ "và cả đời làm việc trong một tiệm tạp hóa nhỏ."
Đáp câu hỏi sự quan tâm của ông đối với chính trị quốc tế có phải xuất phát từ các cuộc trò chuyện trên bàn ăn gia đình hay không, ông cho biết gia đình ông không có bàn ăn, thậm chí rất ít khi trao đổi về địa chính trị trong bữa cơm gia đình.
"Chúng tôi ăn ở phía trong tiệm tạp hóa, từng người một," ông cười khúc khích khi trả lời phỏng vấn. "Cha tôi quan tâm đến chính trị, nhưng không tới nỗi đam mê."
Ông nói Đại học Tufts là trường duy nhất nhận ông sau khi ông tốt nghiệp trung học. Nhiều năm sau, ông nói đùa rằng ông chọn ngành học về chính quyền và chính trị là vì "nó dễ hơn bất cứ ngành nào khác." Ông từng làm việc ở bãi giữ xe và đi rửa chén để trang trải chi phí đại học.
Từ đó, ông tiếp tục lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ từ Đại học Harvard vào giữa thập niên 60, học với những nhân vật như Stanley Hoffmann và Henry Kissinger, hai trong số những nhà khoa học chính trị danh giá nhất lúc đó và họ cũng tình cờ là những di dân gốc Châu Âu như ông.
Từ Harvard, ông Gelb tới Washington. Tại đây, thoạt đầu ông làm việc cho thượng nghị sĩ Jacob Javits của bang New York, một đảng viên Cộng hòa cấp tiến bảo trợ cho dự luật kiểm soát quyền hạn chiến tranh hầu giới hạn quyền hành của Tổng thống sau những thất vọng về Chiến tranh Việt Nam. Sau đó, ông Gelb bước chân vào Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao, nơi ông từng thương thuyết với Liên Xô cũ.
Tại Ngũ Giác Đài, ông Gelb được giao nhiệm vụ biên tập Hồ sơ Lầu Năm Góc — văn kiện đánh giá sự can dự của Mỹ tại Việt Nam tính tới thời điểm đó. Một trong những nhà nghiên cứu mà ông Gelb thuê làm trong dự án sau đó làm rò rỉ văn kiện mật này ra cho báo chí, dẫn tới sự phản ứng của công chúng về các tiến trình làm chính sách được tiết lộ.
Ông Winston Lord, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và cũng là một người bạn lâu năm của ông Gelb, nói với VOA nhiều người cho rằng ông Gelb là "một người chủ trương hòa bình" vì vai trò của ông trong việc soạn thảo Hồ sơ Lầu Năm Góc .
"Ông ấy không phải là người chủ trương hòa bình," ông Lord nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Nhiệm vụ của ông ấy, không mang tính đảng phái, là trình bày sự can dự của chúng ta."
Vẫn theo lời ông Lord, ông Gelb "không phải là một trong những người cho rằng Việt Cộng và quân Bắc Việt là chính nghĩa, người Mỹ không phải là chính nghĩa; mà là ngược lại. Ông ấy kinh tởm quân Bắc Việt và Việt Cộng, nhưng ống ấy cảm thấy nợ nhân dân Mỹ trách nhiệm phải chỉ ra những sai lầm chúng ta đã phạm phải."
Ông Lord nhìn thấy sự liên kết giữa sự thẳng thắn trong phân tích của ông Gelb về hồ sơ chính sách ngoại giao với điều mà ông mô tả là "tầm vóc cao quý" trong cách hành xử của ông Gelb với tư cách là một cá nhân.
"Nhiều người trong chính quyền vuốt đuôi, nịnh hót, ca tụng cấp trên để tiến thân và chà đạp nhân viên và cấp dưới. Ông ấy hoàn toàn ngược lại," ông Lord nói.
Alexander Vershbow, một viên chức ngoại giao làm việc dưới quyền ông Gelb và sau đó trở thành đại sứ Mỹ tại Nga và phó Tổng thư ký NATO, mô tả ông Gelb trong một cuộc phỏng vấn "giống như người hướng dẫn cố vấn đầu tiên của tôi," và là một người "muốn cho người khác cơ hội chứng tỏ bản thân."
Ông Vershbow cho biết ông Gelb tin tưởng vào chiến lược song hành đối với Nga, kể cả nghênh cản và đối thoại, mà, theo lời ông Vershbow, ông ấy "giữ cho tôi trong suốt sự nghiệp của tôi."
Sau khi rời Bộ Ngoại giao, ông Gelb có hơn 10 năm làm một ngòi bút bình luận về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại và sau đó biên tập cho trang bình luận của tờ New York Times.
Năm 1993, ông được đề bạt làm chủ tịch Hội đồng Đối ngoại và nắm giữ vị trí này cho tới năm 2003.
Năm 2009, ông Gelb xuất bản một quyển sách về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ nhan đề "Power Rules: How Common Sense Can Rescue American Foreign Policy." Năm đó, trong bài phát biểu trước cử tọa ở Đại học California-Berkeley, quyển sách này xuất phát từ bức xúc với lĩnh vực khoa học chính trị và làm chính sách đối ngoại bắt đầu với quan niệm được định nghĩa sai lầm về "quyền lực" điều mà theo ông không đơn thuần chỉ là một tiến trình trí tuệ nhằm thu phục hay chỉ là một sự giương oai diễu võ.
Ông cho rằng Mỹ chiến thắng trong Chiến tranh lạnh vì đã phát triển thành công các đồng minh "ở Tây Âu, đặc biệt là Đức, và Nhật." Bổ sung nguồn lực của các nước này "vào nguồn lực của chúng ta," ông nói, "chúng ta sẽ có hơn 75% sức mạnh quân sự, ngoại giao và kinh tế trên thế giới."
Nhìn về phía trước, ông kêu gọi nước Mỹ tiếp tục xây dựng các đồng minh vững mạnh và lưu tâm đến khả năng, kỳ vọng của các nước khác, trong khi can đảm và khôn ngoan để "thất bại thì đơn phương, thành công thì cả thảy."