"Nuclear Wintour" (Bom hạt nhân Wintour) là cụm từ mà những người trong giới thời trang miêu tả Anna Wintour. Hình ảnh người phụ nữ với mái tóc cắt ngắn, đeo một cặp kính râm đen to bản là thương hiệu của Anna.
Anna Wintour và đế chế thời trang Vogue
Bước ngoặt để đưa một bà cô khó tính đi từ nhiều tờ tạp chí khác nhau đến "bà đầm thép quyền lực nhất làng thời trang" là vào năm 1985. Bà trở thành biên tập viên thời trang cho tờ Vogue Anh thay thế cho Beatris Miller, một nhân vật lão làng của giới tạp chí. Trong thời gian này, bà nghiên cứu một số xu hướng và cố gắng đưa vào hiện thực nhưng không thành công.
Năm 1988, Anna Wintour chính thức là người nắm cương vị Tổng biên tập của Vogue, tạp chí thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới từ thập niên 1960. Tuy nhiên, Vogue lúc đó đang trong nguy cơ mất đi vị trí thượng tôn vào tay Elle, một tạp chí khác mới ra đời được ba năm.
Anna Wintour đã vực dậy phong độ của Vogue không ngừng trong suốt hơn hai thập kỉ từ đó đến nay. Chính Anna là người đã góp phần định hướng cho xu thế thời trang hiện đại bằng những gì bà thể hiện trong tạp chí của mình. Để ý tới hình ảnh của các ngôi sao thay vì tập trung vào những cô siêu mẫu, sử dụng những món đồ giá bình dân xen lẫn những món hàng hiệu,... đó chỉ là số ít trong số hàng trăm ý tưởng tuyệt vời của Anna Wintour. Bà đã xây dựng Vogue không chỉ là một tạp chí thời trang với vẻ ngoài lấp lánh mà còn là một hình mẫu cho phụ nữ hướng tới và tự làm chủ cuộc sống của mình.
"Tôi muốn Vogue trở nên thời thượng, sắc sảo và gợi cảm.Tôi không hứng thú với sự giàu có và nhàn hạ một cách vô hạn. Tôi muốn độc giả của mình là những con người tràn đầy sức sống, những phụ nữ năng động tự chủ trong tài chính và có nhiều sở thích cho bản thân"
Bà đã xây dựng đế chế Vogue một cách rất... Anna, không theo quy củ, chuẩn mực nào mà các tạp chí đương thời theo đuổi. Đỉnh điểm, vào tháng 11/1988, bà có quyết định táo bạo và giúp trang bìa số tạp chí này trở thành kinh điển của làng tạp chí. Người mẫu mới nổi Michaela Bercu mặc áo đính đá của Christan Lacroix giá 10.000 USD phối với quần jean giá... 50 USD.
Cú hích này ngay lập tức trở đưa tên tuổi Christan lên tầm cao mới. Số báo này đạt mức kỷ lục bán ra. Báo chí đánh giá: "Thời của Anna đã đến. Cô ấy đã tìm thấy đế chế của riêng mình". Thật vậy, Vogue dần lấy lại vị trí thượng tôn mà cho đến nay chưa một tờ tạp chí nào vượt qua được.
Tháng 9/1989, Anna Wintour "mạo hiểm" để người mẫu da màu Naomi Campbell lên trang bìa ấn phẩm quan trọng nhất của tờ Vogue. Đây là quyết định táo bạo nhất của bà đầm thép, bởi sự kỳ thị chủng tộc ở giai đoạn này trong làng mẫu rất gay gắt. Không ngờ, ấn phẩm này thành công ngoài mong đợi, mang lại doanh thu khổng lồ cho Vogue.
Anna tiếp tục thể hiện cái tôi phóng khoáng khi đưa người mẫu trẻ Claudia Schiffer để mặt mộc, gợi tình để lên trang bìa tháng 10/1989. Đây cũng là số báo để đời trong sự nghiệp người mẫu Đức Claudia.
Anna đã khéo phát hiện người tài, mà không bao lâu sau này cả Naomi Campbell và Claudia Schiffer đều trở thành những người mẫu thành công nhất thế giới, nằm trong "Big Six" huyền thoại của giới thời trang. Nhắc đến việc này, giới tạp chí đều thán phục khả năng nhìn người và phân tích tâm lý độc giả. Anna hiểu được tầm quan trọng đối với những tài năng trẻ, và luôn sẵn sàng cho những nhà thiết kế trẻ, nhiếp ảnh gia, nhà văn, người mẫu, một cơ hội để tỏa sáng và để lại dấu ấn. Qua đó, liên tục đổi mới bộ mặt của Vogue.
"Đây là một trong những yếu tố giúp Vogue liên tục được đánh giá cao qua các năm", Manohla Dargis, phóng viên của báo New York Times chia sẻ.
Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2007, bà đã nghiên cứu và phát triển nhiều ấn phẩm khác nhau như Teen Vogue, Vogue Living và cả Men's Vogue. Phiên bản online của Vogue Mỹ trở thành điểm truy cập hàng đầu của tín đồ thời trang khắp thế giới.
Có lẽ cá tính mạnh và sự lạnh lùng của Anna Wintour chính là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của người phụ nữ này. Bà nổi tiếng là con người làm việc rất nguyên tắc, đôi khi lạnh lùng đến thô lỗ nhưng nó lại là bằng chứng cho sự chuyên nghiệp khiến ai cũng phải kiêng nể. Anna Wintour luôn là một vị khách mời đáng quý của mọi buổi biểu diễn thời trang lớn nhỏ trên toàn thế giới.
#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "
Sau show diễn tại Tuần lễ Thời trang - Milano Fashion Week 2025, NTK Phan Đăng Hoàng có dịp giới thiệu về BST với Anna Wintour - người phụ nữ quyền lực làng thời trang thế giới. Bà dành nhiều lời khen cho NTK trẻ, chia sẻ và cho những lời khuyên về cách vận hành thời trang trong thời đại 4.0.
Tối 20-9, NTK Phan Đăng Hoàng trình làng BST CERAMICS tại Milano Fashion Week 2025. Đây là một trong 4 tuần lễ thời trang danh giá thế giới. Lần đầu tiên mang thương hiệu cá nhân cùng sự đồng hành của Hangsilk, NTK Phan Đăng Hoàng khiến giới mộ điệu thời trang trong nước tự hào khi truyền tải vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua BST mới.
Là người Việt Nam duy nhất tham gia trình diễn BST tại đây, NTK sinh năm 2000 rất tự hào khi thương hiệu của anh lần đầu “chào sân” tại Royal Palace of Milan (Palazzo Reale Milano) - một địa điểm mang tính lịch sử ở Italy. Show diễn nhận được những phản hồi tích cực từ giới chuyên môn quốc tế.
BST CERAMICS của NTK Phan Đăng Hoàng tái hiện nét dịu dàng, đằm thắm cùng phong thái cá tính, mạnh mẽ của phụ nữ Việt 100 năm về trước. Mỗi trang phục được thổi hồn, có đời sống riêng trở thành nhịp cầu kết nối giữa nghệ thuật và đời sống.
Xuyên suốt bộ sưu tập, NTK luôn áp dụng các kỹ thuật: đính kết, đan len, nhuộm vải, thêu, dập ly, draping... và các chất liệu biến chuyển từ “dịu dàng" như chiffon, organza, lụa, crepe, ren sang “khỏe khoắn" của denim, da, đũi, twill, cotton, twist.
BST CERAMICS còn là “cú bắt tay” thành công giữa NTK sinh năm 2000 và thương hiệu Hangsilk. Hangsilk đồng hành hỗ trợ Phan Đăng Hoàng về mặt chất liệu để tạo nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
Hangsilk cho biết trong tương lai, Phan Đăng Hoàng có thể trở thành đại sứ tạo nên những nguồn cảm hứng, giúp Hangsilk thực hiện sứ mệnh đầu tư vào những tài năng trẻ yêu thời trang. Thời gian tới, Hangsilk có kế hoạch đến nhiều trường đại học để tìm ra những nhân tố mới cho ngành thời trang Việt Nam, tổ chức các cuộc thi, sân chơi để lựa chọn những ngôi sao triển vọng trong lĩnh vực này. Sau Milano Fashion Week 2025, Hangsilk đồng hành cùng Phan Đăng Hoàng trong một show diễn đặc biệt tại Việt Nam.
Trước khi bộ phim “The Devil Wears Prada” (tựa Việt “Yêu nữ hàng hiệu”) phát hành, Anna Wintour đã rất nổi tiếng trong giới thời trang. Nhưng sau khi nhân vật Miranda Priestly – lấy nguyên mẫu từ Wintour xuất hiện trên màn ảnh rộng, hàng triệu người đã tìm hiểu về Tổng Biên tập tạp chí Vogue. Nhưng đó chỉ là một bộ phim, cuộc sống thực thú vị hơn nhiều. Anna Wintour được cho là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế giới thời trang ngày nay. Bà nổi tiếng là người phụ nữ phong cách, chuyên nghiệp và cầu toàn.
Bước khởi đầu sự nghiệp của nhà báo thời trang
Anna Wintour sinh năm 1949 ở London, Anh. Cha bà là một biên tập viên báo chí và mẹ bà tham gia hoạt động xã hội. Anna Wintour cũng xuất thân từ một gia đình quý tộc, bà là chắt gái của tiểu thuyết gia cuối thế kỷ 18, Lady Elizabeth Foster (sau này là Nữ công tước xứ Devonshire).
Khi Anna đi học, bà thường phản đối quy định về trang phục vì bà không muốn mặc đồng phục của trường. Bà thích những chiếc váy ngắn và bà thậm chí còn cắt ngắn những chiếc váy mà mình có. Ngoài ra, ở tuổi 14, bà đã cắt tóc bob ngắn và mái tóc này đến giờ đã trở thành thương hiệu của Tổng Biên tập tạp chí Vogue. Anna Wintour đã không thay đổi kiểu tóc của mình trong 58 năm.
Từ khi còn nhỏ, cha bà đã cố gắng khiến bà quan tâm đến thời trang. Bà chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng cha tôi đã định hướng cho tôi rằng tôi nên làm việc trong lĩnh vực thời trang”. Khi Anna 15 tuổi, ông đã giới thiệu cho bà một công việc tại hãng thời trang Biba nổi tiếng.
Cũng từ năm 15 tuổi, bà bắt đầu hẹn hò với những người đàn ông lớn tuổi có nhiều mối quan hệ. Bà có một thời gian ngắn gắn bó với tiểu thuyết gia Piers Paul Read khi 24 tuổi. Bà cũng từng hẹn hò với nhà báo chuyên mục tin đồn Nigel Dempster.
Năm 16 tuổi, bà quyết định không vào đại học mà thay vào đó là trở thành một nhà báo thời trang. Cha mẹ bà khăng khăng bắt bà học ở Harrods và bà theo một khoá huấn luyện đặc biệt nhưng rồi cũng nhanh chóng từ bỏ và nói rằng: "Hoặc bạn phải am hiểu về thời trang, không thì không nên học". Sau đó, một người bạn của Anna đã sắp xếp cho bà một công việc tại tạp chí của riêng ông. Và đây chính là bước khởi đầu cho sự nghiệp đáng kinh ngạc của bà.
Bà từng có thời gian làm việc tại tòa soạn của các tạp chí thời trang ở London, bà đã sử dụng cách tiếp cận sáng tạo khi viết bài. Nhưng bất ngờ, bà quyết định rời Anh và chuyển đến New York.
Không lâu sau, Wintour trở thành trợ lý biên tập tại Harper’s Bazaar. Nhưng ý tưởng của bà về những bức ảnh trên tạp chí đã dẫn đến việc bà bị Tổng Biên tập tạp chí này sa thải 9 tháng sau đó.
Cùng lúc đó, có tin đồn rằng Anna đã hẹn hò Bob Marley và họ mất tích khoảng một tuần. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, bà nói rằng mình chưa bao giờ hẹn hò với nhạc sĩ huyền thoại.
Anna trở thành một trong những biên tập viên đầu tiên bắt đầu mời các ngôi sao điện ảnh lên bìa tạp chí. Bà nhận ra rằng nó đã thúc đẩy doanh số bán hàng. Sau đó, xu hướng này được hầu hết các tạp chí khác đón nhận.
Wintour luôn muốn làm việc tại Vogue. Bà được một nghiệp cũ sắp xếp cho một cuộc phỏng vấn với Tổng Biên tập Vogue khi đó là Grace Mirabella. Ngay sau đó, Anna Wintour có được công việc mơ ước.
Khi làm việc tại Vogue, Tổng Biên tập rất ấn tượng với hiệu quả công việc trước đây của bà và đề nghị bà làm Giám đốc sáng tạo của tạp chí Vogue Mỹ. Wintour chấp nhận lời đề nghị nhưng muốn lương của mình được tăng gấp đôi.
Anna nghĩ rằng tạp chí đã trở nên nhàm chán và lỗi thời, vì vậy bà bắt đầu thay đổi khái niệm của nó. Anna đã không thảo luận nhiều về quyết định của mình với người biên tập, tất nhiên, điều này đã dẫn đến một số căng thẳng giữa họ. Để tránh những rắc rối và xung đột nghiêm trọng, Wintour được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập tạp chí Vogue Anh và trở về London.
Khi nhận công việc mới, bà đã ngay lập tức thay thế rất nhiều nhân viên và thể hiện một cấp độ kiểm soát mới khiến bà có biệt danh là "Nuclear Wintour" (Bom hạt nhân Wintour)
10 tháng sau, bà trở thành Tổng Biên tập tạp chí Vogue Mỹ. Thời điểm đó, Vogue bắt đầu mất vị thế trước ấn bản Elle của Mỹ. Điều đầu tiên Anna làm là thay đổi kiểu bìa. Trước đây, đã có những người mẫu mặc những bộ quần áo đắt tiền tạo dáng trong những studio đặc biệt. Wintour quyết định rằng tốt hơn là nên thực hiện việc chụp hình bên ngoài và thuê những người mẫu ít nổi tiếng hơn. Bà cũng bắt đầu kết hợp quần áo rẻ tiền với thời trang cao cấp.
Vì vậy, trang bìa của số đầu tiên mà Wintour phụ trách mang tính cách mạng cho năm 1988. Trên đó in bức ảnh của Michaela Bercu, 19 tuổi, trong một chiếc quần jean bạc màu trị giá 50 USD và một chiếc áo khoác nạm ngọc của Christian Lacroix trị giá 10.000 USD. Đây là lần đầu tiên một người mẫu trang bìa Vogue mặc quần jean. Ban đầu, người mẫu được cho là đã mặc váy, nhưng cô ấy đã tăng cân một chút kể từ khi mang thai và nó không vừa vặn.
Nhiều năm sau, Anna nói rằng bức ảnh đã tình cờ xuất hiện trên trang bìa: “Tôi chỉ nói: Thôi, hãy thử cái này đi. Và chúng tôi bắt đầu. Nó hết sức tự nhiên. Tôi cũng tự nhủ với chính mình: Đây là một cái gì đó mới mẻ và khác biệt”. Các nhà in thậm chí phải gọi lại để xác minh có đúng đây là trang bìa không, vì họ nghĩ rằng có thể đã xảy ra sai sót. Đó cũng là trang bìa mà Anna yêu thích nhất.
Bất chấp lịch trình làm việc dày đặc, Anna không vì thế mà bỏ bê cuộc sống cá nhân của mình. Năm 1984, bà kết hôn với một bác sĩ tâm thần trẻ em David Shaffer. Chẳng bao lâu, họ có 2 đứa con. Con trai của họ tốt nghiệp Đại học Oxford và trở thành bác sĩ còn con gái của họ tốt nghiệp Đại học Columbia và thậm chí còn viết các bài báo cho The Daily Telegraph. Năm 2018, con gái bà kết hôn với đạo diễn gốc Italy Francesco Carrozzini, con trai của Tổng biên tập tạp chí Vogue Italy Franca Sozzani.
Năm 1999, Wintour ly hôn với người chồng đầu tiên. Các tờ báo cho rằng đó bà ngoại tình với nhà đầu tư Shelby Bryan. Anna không bình luận về điều đó. Bạn bè của Anna nói Bryan đã rất dịu dàng với Anna: “Giờ cô ấy có thể mỉm cười và có lúc còn cười vang”.
Trong những năm qua, Wintour đã trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất trong thế giới thời trang, tạo ra các xu hướng và khám phá những cái tên mới. The Guardian thậm chí còn gọi bà là "thị trưởng không chính thức" của thành phố New York. Bà thậm chí còn khuyến nghị các công ty thời trang nên thuê các nhà thiết kế trẻ. Nhờ Anna mà John Galliano bắt đầu làm việc cho Christian Dior. Bà cũng thuyết phục Brooks Brothers thuê Thom Browne – một nhà thiết kế không mấy tên tuổi.
Năm 2005, lương của bà là 2 triệu USD một năm. Bên cạnh đó, bà còn nhận được một số đặc quyền như một chiếc Mercedes S-Class có tài xế (cả ở New York và nước ngoài), trợ cấp mua sắm 200.000 USD và phòng Coco Chanel Suite tại khách sạn Ritz Paris khi tham dự các buổi trình diễn thời trang châu Âu. Bà cũng nhận được khoản vay 1,6 triệu USD không tính lãi để mua căn nhà phố của mình.
Người phụ nữ quyền lực của thế giới thời trang
Wintour có một lịch trình rất dày đặc. Bà cố gắng dậy trước 6 giờ sáng, chơi tennis và đến văn phòng Vogue sớm. Bà cũng đến các buổi trình diễn thời trang rất sớm trước khi họ bắt đầu. Theo bộ phim tài liệu Boss Woman của BBC, bà hiếm khi dự tiệc hơn 20 phút mỗi lần và đi ngủ lúc 22h15ph mỗi đêm.
Bà có 3 trợ lý, nhưng đôi khi bà khiến người gọi bất ngờ bằng cách tự trả lời điện thoại. Bà thường tắt điện thoại di động để ăn trưa, thường là bít tết (hoặc hamburger không bánh mì). Bữa ăn giàu đạm đã là thói quen của bà từ lâu.
Anna thường được mô tả là người khá lạnh lùng, ngay cả với bạn bè thân thiết. Nhiều người bạn của bà coi đó là kiểu tính cách Ăng-lê truyền thống (tính cách nổi tiếng bình thản, giỏi che giấu cảm xúc của người Anh).
Bà cũng bị chỉ trích vì bắt mọi người phải đáp ứng các tiêu chuẩn của mình. Năm 2005, giám đốc sáng tạo André Leon Talley nói trên The Oprah Winfrey Show rằng, có thời điểm, Wintour yêu cầu anh phải giảm cân. “Hầu hết các cô gái trên Vogue đều rất gầy, cực kỳ gầy,” anh nói, “bởi vì Anna không thích người béo.”
Tại Tuần lễ Thời trang Milan 2008, bà đã yêu cầu một số buổi diễn quan trọng diễn ra sớm hơn dự kiến để bà và các nhà biên tập có toà soạn tại Mỹ có thể trở về trước Tuần lễ thời trang Paris. Có rất nhiều người đã than phiền vì một số nhà thiết kế trẻ có bộ sưu tập tại các buổi diễn muộn sẽ không còn được quan tâm nữa. D&G cho rằng Tuần lễ thời trang Milan không còn nhiều ý nghĩa và đã trở thành "màn xiếc nhạt nhẽo".
Đến thời điểm hiện tại, huyền thoại Anna Wintour bước sang tuổi 71. Bất chấp mọi sự chỉ trích, bà vẫn có một sự nghiệp lẫy lừng với tư cách là nhà biên tập tạp chí Vogue từ năm 1988. Khi được hỏi về những lời than phiền về cá tính của mình, bà nói: "Có rất nhiều người làm việc cùng tôi từ 15-20 năm và nếu tôi là người không dễ khoan dung, hẳn là họ phải rất vui vì họ vẫn trụ lại được ở đây lâu đến thế. Nếu có ai bị quở trách thì cũng chỉ vì tôi muốn những điều tốt đẹp nhất".
"Bà ấy rất thành thực, luôn nói ra những điều bà ấy nghĩ. Có là có và không là không", nhà thiết kế Karl Lagerfeld nói.
Anna Wintour làm rất nhiều việc từ thiện. Bà là người được ủy thác của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, nơi bà tổ chức các khoản trợ cấp đã quyên góp được 50 triệu USD cho Viện Trang phục của bảo tàng. Bà cũng lập quỹ hỗ trợ và thúc đẩy các nhà thiết kế thời trang trẻ. Bên cạnh đó, bà cũng đã quyên góp được hơn 10 triệu USD cho các tổ chức từ thiện về bệnh AIDS kể từ năm 1990.
Năm 2011, Forbes đã ghi tên Anna Wintour vào vị trí thứ 69 trong danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Anna nói: “Tôi không nghĩ mình là một người quyền lực. Bạn biết không, nó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là bạn có được một chỗ ngồi tốt hơn trong một nhà hàng hoặc vé xem một buổi chiếu phim hoặc bất cứ điều gì. Nhưng với tôi, đó là một cơ hội tuyệt vời để có thể giúp đỡ người khác, và vì điều đó, tôi vô cùng biết ơn”./.