Căn cứ tại Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Doanh nghiệp chế xuất được hiểu như thế nào?
Tải trọn bộ các văn bản về thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất: Tải về
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp hoạt động chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan khi nhập hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa không?
Doanh nghiệp chế xuất khi thanh lý máy móc sang doanh nghiệp chế xuất khác thì có được nhận được tiền USD không?
Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
Theo đó, doanh nghiệp chế xuất trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất.
Hay nói cách khác, doanh nghiệp chế xuất khi thanh lý máy móc sang doanh nghiệp chế xuất khác thì được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản.
Doanh nghiệp chế xuất khi thanh lý máy móc sang doanh nghiệp chế xuất khác thì có được nhận được tiền USD không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nội địa bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% không?
Quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Các trường hợp không áp dụng mức thuế 0% quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:
Như vậy, áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế sẽ được áp dụng thuế suất 0%.
Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế 0% quy định tại khoản 3 nêu trên.
Tùy thuộc vào mặt hàng bán thì mới xác định được có được hưởng thuế VAT là 0% hay không, bạn tìm hiểu thêm để biết thông tin chi tiết.
Doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprise - EPE) là gì?
Theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprise - EPE) là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1, 2, 13 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì:
- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Doanh nghiệp chế xuất có bị áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất được thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng.
Tại thời điểm thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.