Cập nhật ngày: 11/07/2015 11:23:27
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Hoóc môn insulin đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe, cho phép tế bào hấp thụ lượng đường trong máu, từ đó duy trì đường huyết ổn định.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, các tế bào trở nên kháng insulin. Điều này có nghĩa là tế bào không thể hấp thụ được đường glucose trong máu như bình thường.
Ngoài ra, nếu một người mắc bệnh tiểu đường và thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm thì việc kiểm soát đường huyết sẽ khó khăn hơn, theo Medical News Today.
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Vì sao chúng ta cần ngủ trước 11 giờ đêm? Lợi ích của việc ngủ sớm mang lại cho cơ thể có những gì? Thiếu ngủ có tác động xấu như thế nào đối với sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 12 lợi ích của ngủ sớm trong bài viết bên dưới nhé!
Góp phần ổn định lượng đường trong máu
Như đã nói bên trên, giấc ngủ kém sẽ dẫn đến bệnh mãn tính trong đó bao gồm cả tiểu đường. Nhiều nghiên cứu xác định giấc ngủ ngắn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và kháng insulin.
Thiếu ngủ sẽ làm thay đổi sinh lý trong cơ thể bao gồm độ nhạy insulin, tăng viêm và mất cân bằng hormone. Ngoài ra, khi cơ thể thay đổi tiêu cực sẽ gây nên các hội chứng chuyển hóa. Chúng cũng sẽ làm cho bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn.
Thiếu ngủ kinh niên cũng là nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ xung quanh của bạn. Khi mệt mỏi, bạn sẽ dễ cáu gắt, mất kiểm soát hành vi trước mặt người khác. Điều này sẽ làm cho mọi thứ tệ hơn.
Vậy lợi ích của ngủ đủ giấc là gì? Ngủ sớm có lợi ích gì cho tương tác xã hội của bạn?
Chắc chắn là sẽ giúp bạn gia tăng sự hạnh phúc bên trong lẫn bên ngoài của mình. Ngủ sớm hơn được xem là con đường dẫn đến giá trị hạnh phúc bền vững.
Bạn đi ngủ sớm, sẽ khuyến khích cơ thể tỉnh dậy sớm hơn. Bạn sẽ có thời gian để tận hưởng ánh nắng sớm và theo nghiên cứu, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là cách để tăng giải phóng serotonin của não. Đó là một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giúp hệ thần kinh được thư giãn hơn.
Khi ngủ sớm, cơ thể sẽ có nhiều thời gian để phục hồi và nạp năng lượng. Giúp bạn đón ngày mới một cách tràn sức sống và vui vẻ, giúp công việc trong ngày có thể hoàn thành tốt hơn. Tâm trạng được cải thiện thì mọi giá trị hạnh phúc trong bạn sẽ được nâng cao.
Chúng tôi sẽ nói thêm một vài ý về mối liên hệ của giấc ngủ và bệnh trầm cảm trong phần này. Bạn đã biết giấc ngủ là chìa khóa cho sự liên kết với tinh thần. Nó sẽ mang lại thật nhiều lợi ích nếu như bạn biết cách nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu ngủ trễ, thường xuyên mất ngủ, bạn sẽ dễ tiêu cực và nghiêm trọng là trầm cảm, tách biệt với thế giới xung quanh.
Các nghiên cứu đều đồng ý là một người có triệu chứng lo âu, trầm cảm luôn đi kèm với điểm số giấc ngủ kém hơn người bình thường và thường thì bạn cần gặp trực tiếp chuyên gia tâm lý trong vấn đề này để giúp bản thân thoát ra khỏi trạng thái tâm lý tồi tệ đó.
Hãy ưu tiên cho một giấc ngủ trọn vẹn để não bộ của bạn có thời gian xử lý cảm xúc cho bạn. Tâm trí, tinh thần của bạn cần có đủ thời gian để nhận ra và đưa ra phản ứng phù hợp nhất. Mất ngủ kéo dài sẽ làm trầm trọng hơn căn bệnh trầm cảm.
Vệ sinh giấc ngủ là cách để cải thiện và tăng cường sức khỏe tốt nhất. Bạn không có sự lựa chọn khác ngoài việc phải nâng cao chất lượng giấc ngủ cho mình.
Với những người ngủ ngắn, thiếu ngủ sẽ bị suy giảm miễn dịch. Đây chính là còi báo động cho sức khỏe đi xuống và nhóm người này sẽ có tỷ lệ mắc bệnh thông thường nhiều hơn người khác.
Cơ thể làm gì khi chúng ta ngủ? Lợi ích của việc ngủ sớm là gì đối với hệ thống miễn dịch? Khi bạn ngủ, các tế bào sẽ bắt đầu đi vào quá trình tự sửa chữa, tái tạo và tăng sản xuất. Chùng hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, cung cấp sức đề kháng để cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật.
Theo báo cáo sức khỏe, người có giấc ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày sẽ dễ cảm cúm hơn người khác từ 4- 5 lần. Những người ngủ từ 5 - 6 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi ngủ từ 7 - 8 giờ.
Cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục thể thao
Lợi ích của ngủ đủ giấc cho các vận động viên là tăng hiệu suất từ tốc độ đến khả năng phối hợp, linh động hơn trong tập luyện và thi đấu. Đây là trợ thủ tuyệt vời cho những vận động viên đam mê tốc độ cao như trong các cuộc đua marathon.
Thời gian ngủ chính là lúc các cơ và mô phục hồi và tự sửa chữa các vết thương. Ngủ đủ giấc sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, sức bền và phản xạ. Đồng thời, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương hay động lực tập nếu cơ thể có thời gian nghỉ ngơi vừa đủ.
Các môn thể thao đòi hỏi sự bùng nổ như cử tạ, bơi lội, đấu vật, xe đạp đều đòi hỏi vận động viên chăm chút giấc ngủ bên cạnh nhưng giờ tập luyện. Khả năng khôi phục năng lượng khi ngủ là vô cùng tuyệt vời.
Tuy nhiên, đừng vượt quá giấc ngủ được khuyến nghị đối với các vận động viên. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.
Lợi ích của việc ngủ sớm chắc chắn là để ngăn chặn sự thèm ăn và ăn nhiều vào ban đêm của một số người. Bạn sẽ dễ có xu hướng đói và muốn ăn gì đó nếu không thể ngủ được. Điều này sẽ tồi tệ cho cân nặng và sức khỏe của bạn.
Theo nghiên cứu, giấc ngủ thực sự quan trọng để quản lý cân nặng của chúng ta. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc tiết cortisol. Là một hormone điều chỉnh sự thèm ăn và thiếu ngủ có khả năng làm đường trong máu tăng cao. Đồng nghĩa nếu không ngủ sớm, ngủ không đủ sẽ có nguy cơ tăng cân cao.
Thêm vào đó, những người thiếu ngủ, cơ thể dễ mệt mỏi và không thể thực hiện các hoạt động thể chất. Như vậy, việc tiêu hao năng lượng, đốt cháy chất béo sẽ giảm mạnh. Dẫn đến tích lũy mỡ thừa càng nhiều, gây béo phì.
Não bộ và hệ thần kinh là những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi giấc ngủ. Ngủ sẽ tác động lớn nhỏ đến các chức năng khác nhau của não.
Nhận thức, sự tập trung là hai vấn đề được cải thiện thông qua giấc ngủ. Khi ngủ sớm và thức dậy đúng chu kỳ giấc ngủ, não bộ sẽ hoạt động có năng xuất hơn. Điều này giúp cho bạn có thể tập trung tốt hơn trong công việc, học tập.
Giảm căng thẳng cũng là một lợi ích của việc ngủ sớm. Thông thường, một người thiếu ngủ sẽ dễ dàng bị căng thẳng thần kinh, khó chịu và mất kiểm soát cảm xúc hơn. Bạn sẽ rơi vào trạng thái thấp thỏm, lo âu kéo dài nếu bị rối loạn giấc ngủ.
Các nghiên cứu cho rằng nếu bạn ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến não bộ. Chúng sẽ xuất hiện các trạng thái như rối loạn tâm trạng, cảm xúc và bồn chồn.
Thêm một lợi ích của việc ngủ sớm mà não bộ chúng ta được nhận là cải thiện bộ nhớ. Với những học sinh, sinh viên việc học quá khuya và ngủ ít đi mỗi ngày sẽ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ nhanh chóng.
Số liệu thống kê nhiều năm gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em, thanh thiếu niên bị rối loạn giấc ngủ, hay mắc các vấn đề về thần kinh tăng cao. Tất cả đều do thức quá khuya và phải dậy sớm thường xuyên.
Chất lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng để đầu óc tỉnh táo, tăng cường sự tiếp thu và giúp não bộ sàng lọc, tiếp nhận và lưu trữ thông tin tốt nhất. Mỗi giấc ngủ kéo dài 8 tiếng sẽ giúp cho bộ não xử lý thông tin cần thiết và lưu vào bộ nhớ, ngăn tình trạng giảm trí nhớ, quên mất thông tin sau khi thức dậy.
Do vậy, nếu không ngủ đủ, chính là cản trở quá trình hoạt động này của não bộ, khiến cho bạn dễ quên, khó ghi nhớ bất cứ thông tin nào được tiếp cận.
Giấc ngủ kém chất lượng có liên quan đến tăng chứng viêm trong cơ thể. Giấc ngủ quan trọng đối với chức năng hệ thần kinh trung ương. Nếu thiếu ngủ sẽ làm tăng quá trình stress oxy hóa, kích hoạt các đường truyền tín hiệu viêm bao gồm interleukin-6, protein phản ứng C,...
Các chứng viêm mãn tính chính là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh mãn tính hiện nay. Trong đó có béo phì, tiểu đường, bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer, tim, một số bệnh ung thư,...
Nên xây dựng thói quen ngủ sớm để giảm căng thẳng thần kinh trung ương. Ngủ đủ giấc sẽ hạn chế được chứng viêm mãn tính và ngăn ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm, tăng tuổi thọ.